Thời kỳ Medici Đại_Công_quốc_Tuscany

Sự ra đời

Cosimo I de' MediciGia huy của Nhà Medici

Năm 1569, Cosimo de 'Medici đã cai trị Công quốc Florence trong 32 năm. Trong thời trị vì của mình, chính quyền Florence đã mua lại đảo Elba từ Cộng hòa Genoa (năm 1548),[8] chinh phục Cộng hòa Siena (năm 1555)[9] và phát triển một căn cứ hải quân được trang bị tốt và hùng hậu trên đảo Elba.

Công tước Cosimo nghiêm cấm các giáo sĩ nắm giữ các chức vụ hành chính và ban hành luật tự do tôn giáo, ở thời kỳ đó chưa ai làm như ông.[10] Cosimo cũng là người ủng hộ nhiệt thành Giáo hoàng Pius V, người đã phong cho Cosimo quyền cai trị Đại công quốc Toscana với tước vị Đại công tước vào tháng 8/1569, một tước hiệu chưa từng có ở Ý.[8]

Phản đối quốc tế đối với việc Cosimo được phong Đại công tước cai trị Toscana thời bấy giờ khá nghiêm trọng. Hoàng hậu Catherine của Pháp dù có xuất thân từ Nhà Medici đã cực lực phản đối việc tấn phong Đại công tước này.[11] Các tin đồn lan truyền tại triều đình ở Vienna rằng Cosimo là ứng viên cho ngai vàng của Vương quốc Anh[12]. Hoàng đế La Mã Thần thánh Maximilian II và người em họ của ông là Vua Felipe II của Tây Ban Nha đã phản ứng khá giận dữ, vì Florence trên lý thuyết là một thái ấp của Đế quốc La Mã Thần thánh, và việc Giáo hoàng Pius V tuyên phong cho Cosimo làm Đại công tước cai trị thế tục đất ấy là không hợp lệ. Tuy nhiên, Maximilian cuối cùng đã công nhận điều này vào năm 1576.[13] Để mọi thứ được hợp pháp, Cosimo đã mua tước hiệu của mình từ Hoàng đế La Mã Thần thánh với giá 100.000 ducat.[14]

Trong Liên minh thần thánh (1571), Cosimo đã chiến đấu chống lại Đế quốc Ottoman, đứng về phía Đế quốc La Mã Thần thánh. Liên minh thần thánh (1571) đã đánh bại quân Ottoman trong Trận Lepanto[15]. Triều đại của Cosimo được đánh giá là một trong những triều đại quân phiệt nhất của lịch sử Toscana.

Cosimo đã trải qua một số bi kịch cá nhân trong những năm cuối của triều đại mình. Vợ ông, Eleanor của Toledo, qua đời năm 1562, cùng với 4 người con của ông do một trận dịch hạchFlorence. Những cái chết này ảnh hưởng rất lớn đến ông, cùng với bệnh tật, đã buộc Cosimo phải thoái vị không chính thức vào năm 1564. Người con trai cả của ông, Francesco, đã lên nắm quyền cai trị Đại công quốc. Cosimo I qua đời vào năm 1574 vì chứng Apoplexy, để lại một đất nước ổn định và cực kỳ thịnh vượng, ông là người cai trị lâu nhất của Nhà Medici cho đến khi hoàng tộc này tuyệt tự vào năm 1737.[16]

Francesco và Ferdinando I

Đại công tước Ferdinando I.

Francesco không mấy quan tâm đến việc điều hành đất nước của mình, thay vào đó ông đã dành nhiều thời gian vào các thí nghiệm khoa học. [13] Việc quản lý đất nước được giao cho các cơ quan. Ông tiếp tục liên minh với Áo của Nhà Habsburg, củng cố thêm địa vị bằng cách kết hôn với Johanna của Áo.[17] Francesco được nhớ đến nhiều nhất vì chết cùng ngày với người vợ thứ hai, Bianca Cappello, làm dấy lên tin đồn họ bị đầu độc.[17] Ông được kế vị bởi Ferdinando de 'Medici, em trai của ông, người mà ông rất ghét.[17]